Theo số liệu thống kê, ước tính hàng năm Việt Nam có trên 350.000 người tử vong do tai nạn lao động, 2 triệu người do bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt, con số này ngày càng tăng cao bởi người lao động vẫn chưa ý thức được việc cần tự giác chấp hành vệ sinh an toàn lao động. Vậy vệ sinh an toàn lao động là gì? Tầm quan trọng và những ngành nghề nào cần tuân thủ quy định này? Mời bạn cùng Nhân Lực Phát Đạt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Vệ sinh an toàn lao động là gì?
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động đang rất cấp thiết
Vệ sinh an toàn lao động có tên gọi tiếng anh là Occupational Safety and health (OSH) hoặc Workplace health and safety (WHS). Đây là khái niệm được sử dụng trong các hoạt động liên quan trực tiếp đến an toàn, phúc lợi, sức khỏe con người nhằm đảm bảo môi trường làm việc, an toàn sức khỏe, hạn chế tai nạn cho người lao động.
Trong đó:
- An toàn lao động là các biện pháp tác động trực tiếp lên yếu tố có nguy cơ gây nên sự cố khiến công nhân viên bị thương tật, tai nạn trong quá trình làm việc. Hoặc bạn có thể hiểu nếu không thực hiện tốt quy định này sẽ tăng nguy cơ xảy ra tình huống xấu trong quá trình làm việc.
- Vệ sinh lao động là biện pháp áp dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế tối đa các yếu tố có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sản xuất. Mục tiêu hàng đầu của công tác này hướng đến chính là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
Những ngành nghề nào cần đảm bảo vệ sinh an toàn lao động?
Kinh tế – xã hội phát triển, tại các thành phố, nhiều nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng. Tuy nhiên, hệ quả của điều này là nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng cao. Để đảm bảo an toàn cho công nhân viên, nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, công ty hoạt động trong một số ngành nghề đặc thù như dệt may, điện lực… cần áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động.
Vệ sinh an toàn lao động trong ngành may
Nhiều nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong môi trường ngành may
Dệt may chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, do đó luôn đòi hỏi nguồn lao động lớn.
Do đặc thù ngành nghề, môi trường làm việc tại các xí nghiệp công xưởng dệt may thường có nhiều bụi, ồn ào, hóa chất độc hại và thiếu ánh sáng. Do đó, tỉ lệ người lao động gặp vấn đề sức khỏe như viêm hô hấp, điếc, giảm thị lực… Kèm theo đó nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn của ngành này cũng rất cao.
Để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cũng như giảm tối đa thiệt hại về tài sản, người sử dụng và người lao động cần có ý thức trách nhiệm, chung tay chấp hành nghiêm chỉnh các quy định. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng tránh, bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ để hạn chế trường hợp xấu xảy ra.
Vệ sinh an toàn trong ngành điện lực
Nâng cao nhận thức của người lao động
Người lao động làm việc trong ngành điện lực thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy hiểm. Điển hình như độ cao, nguồn điện công suất lớn…
Tuy được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ, máy móc, thiết bị cần thiết nhưng tỉ lệ tai nạn, bệnh nghề nghiệp cũng rất cao. Nguyên nhân chính là bởi sự chủ quan, lơ là không tuân thủ quy định an toàn, vệ sinh của người lao động.
Để nâng cao ý thức cho đội ngũ người lao động, tập đoàn Điện lực cùng các cấp chính quyền cần nâng cao hiệu quả khâu tuyên truyền nội quy, tiêu chuẩn làm việc. Đồng thời lập chiến dịch tổng thể, bảo trì chốt điện cao thế, thiết bị sử dụng tại cơ quan và kiểm tra đột xuất hiện trường công tác của người lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong vệ sinh an toàn lao động
Quyền lợi của người lao động
Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh được phân thành 2 loại: Ký hợp đồng hoặc không ký hợp đồng.
Người lao động làm việc theo hợp đồng
Quyền lợi:
- Đảm bảo môi trường làm việc công bằng, an toàn vệ sinh lao động.
- Được đề nghị người sử dụng lao động áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh khi làm việc.
- Được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố độc hại trong môi trường, công việc đảm nhận và hướng dẫn cách bảo vệ bản thân, phòng tránh nguy hiểm.
- Cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định ký, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Hưởng chế độ theo quy định trong trường hợp bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp khi làm việc.
- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp khi sức khỏe hồi phục.
- Được từ chối công việc có nguy cơ tai nạn, bệnh nghề nghiệp cao (Nếu đã báo cáo lên cấp có thẩm quyền hưng không được xử lý).
- Khiếu nại, khởi kiện người lao động theo quy định pháp luật.
Nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm túc nội quy, biện pháp, quy trình vệ sinh an toàn lao động.
- Chủ động sử dụng, bảo quản trang thiết bị, máy móc, dụng cụ bảo hộ cá nhân được cấp.
- Báo cho cấp quản lý, người có thẩm quyền về nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động để kịp thời xử lý, khắc phục.
Người lao động không ký hợp đồng
Người lao động được tham gia các khóa huấn luyện do công ty, doanh nghiệp tổ chức
Quyền lợi:
- Được tạo điều kiện làm việc trong môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
- Được tham gia các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi làm việc.
- Hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định (Tham gia tự nguyện).
- Được tố cáo, khiếu nại người sử dụng lao động theo quy định
Nghĩa vụ:
- Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động tại trong quá trình làm việc.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho bản thân và người có liên quan.
- Báo cáo cho các cấp có thẩm quyền khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp để đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Vệ sinh an toàn lao động là khâu quan trọng hàng đầu bởi gắn liền đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Hiểu được tầm quan trọng của việc này, Nhân Lực Phát Đạt luôn không ngừng nhắc nhở, kiểm tra người lao động của đơn vị tuân thủ tuyệt đối các quy định, nội quy của doanh nghiệp, công ty trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Thông tin liên hệ
Nhân lực Phát Đạt
- Điện thoại: 0938 431 141
- Website: nhanlucphatdat.com
- Email: nhanlucphatdat@gmail.com