Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều. Đối với một số nhóm ngành quy định mà các doanh nghiệp phải trang bị cho bản thân doanh nghiệp và người lao động chứng chỉ an toàn lao động. Đây là bước bắt buộc để các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hãy cùng Nhân Lực Phát Đạt tìm hiểu thêm về loại chứng chỉ này nhé.
Chứng chỉ an toàn lao động là gì?
Đầu tiên ta phải tìm hiểu khái niệm An toàn lao động (ATLĐ) là gì? An toàn lao động là các biện pháp trang bị, phòng ngừa cho người lao động những yếu tố rủi ro và nguy hiểm khi làm việc. Theo luật An toàn lao động, người lao động thuộc 6 nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 phải tham gia huấn luyện để đảm bảo yêu cầu nơi làm việc.
Chứng chỉ an toàn lao động là giấy tờ chứng nhận người lao động đã tham gia và hoàn thiện các khóa huấn luyện an toàn lao động. Khi người lao động ứng tuyển vào các công ty chế biến, sản xuất, xây dựng, vận tải,… thì việc có chứng chỉ là điều bắt buộc.
Các đối tượng cần có chứng chỉ an toàn lao động
Theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ:
“ Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động”
Tại sao người lao động cần có chứng chỉ an toàn lao động?
Người lao động cần có chứng chỉ ATLĐ để đảm bảo sự an toàn cho người lao động và giảm thiểu tối đa các tai nạn, bệnh nghề nghiệp ở mỗi công việc khác nhau. Thêm vào đó, đơn vị sử dụng lao động có thể đào tạo người lao động một cách tốt hơn và tạo ra môi trường làm việc đủ an toàn.
Những công việc và vị trí việc làm thuộc một trong các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 bắt buộc phải có chứng chỉ ATLĐ. Như vậy nếu bạn đạt được tiêu chuẩn này, cơ hội việc làm sẽ được nâng cao nếu bạn tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất…
Đối với các doanh nghiệp, theo Bộ lao động thương binh xã hội tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Việt Nam đều phải có chứng chỉ ATLĐ. Để được cấp giấy phép kinh doanh, đơn vị phải có chứng chỉ này. Như vậy chứng chỉ ATLĐ rất quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
Làm thế nào để có chứng chỉ an toàn lao động?
Chứng chỉ ATLĐ được xem là một phần bắt buộc đối với người lao động thuộc nhóm ngành 1-6. Vậy làm thế nào để được cấp chứng chỉ? Nhân Lực Phát Đạt sẽ giải đáp cho bạn.
Tham gia huấn luyện tại doanh nghiệp
- Để có được chứng chỉ ATLĐ, bạn cần phải tham gia huấn luyện an toàn lao động trước. Và tùy thuộc vào ngành nghề của các nhóm đối tượng 1 đến 6, thời gian huấn luyện của các khóa học sẽ khác nhau, thông thường sẽ kéo dài khoảng một năm.
- Khi làm việc trong một doanh nghiệp, người lao động nên yêu cầu đơn vị đó thực hiện công tác huấn luyện ATLĐ để có thể chủ động bảo vệ bản thân và làm tròn công việc. Các doanh nghiệp muốn cấp chứng chỉ an toàn cho các đơn vị có nhu cầu phải được cấp phép bởi Bộ lao động thương binh- xã hội.
Vẫn còn tồn tại những chính sách tiêu cực
- Một số doanh nghiệp cho rằng tham gia huấn luyện an toàn lao động sẽ tốn kém và tốn công. Vậy nên họ thường mua chứng chỉ để tiết kiệm thời gian, chi phí để đối phó. Đây là một tư tưởng sai lầm cũng như là một chính sách thể hiện sự hạn hẹp trong tầm nhìn lâu dài cho một doanh nghiệp.
- Việc tiết kiệm thời gian, chi phí ban đầu sẽ tạo ra nhiều hậu quả về sau. Điều tiên quyết là phải đào tạo người lao động bảo vệ được chính mình, tạo ra môi trường làm việc an toàn để năng suất làm việc được nâng cao. Nếu người lao động gặp tai nạn, gặp các bệnh nghề nghiệp thì doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối hơn nữa so với việc đào tạo lúc đầu.
- Bởi vậy việc tạo điều kiện cho người lao động được học và được cấp chứng chỉ an toàn lao động là đúng đắn, tuân thủ pháp luật và thể hiện tính nhân văn của doanh nghiệp.
- Chứng chỉ an toàn lao động rất quan trọng đối với cả người lao động và người hay đơn vị sử dụng lao động. Để gia nhập thành công thị trường lao động, cả hai đều phải trang bị những kiến thức cần thiết về những điều cần thiết. Nhân Lực Phát Đạt luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình hoàn thiện những điều kiện căn bản để doanh nghiệp phát triển.
Tham khảo thêm dịch vụ cung ứng lao động tại Nhân lực Phát Đạt nhé.