Khái niệm ‘’cộng tác viên’’ không còn quá xa lạ với người lao động hiện nay, đặc biệt những bạn sinh viên vừa học vừa làm part time. Nếu bạn đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập thông qua các công việc part time như viết bài, bán hàng,… cần tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng cộng tác viên. Ngay trong bài viết này, Cung Ứng lao động Phát Đạt sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Hội nhập thị trường thế giới và nền kinh tế ngày càng phát triển, một phần lớn các sinh viên lựa chọn cho mình con đường vừa học vừa làm hay còn gọi là cộng tác viên, part time. Điều này không chỉ giúp họ nâng cao kinh nghiệm làm việc của bản thân, bên cạnh đó tăng thêm thu nhập.
Để đảm bảo lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động part time, các doanh nghiệp sẽ soạn thảo hợp đồng hợp tác viên. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ hợp đồng cộng tác viên là gì? Chính bởi vậy nhiều người đã vô tình bỏ qua những quyền lợi của mình mà không hề hay biết.
Hợp đồng cộng tác viên là một loại hợp đồng được ký kết giữa người thuê và người làm. Trong một bản hợp đồng sẽ bao gồm 2 bên: bên thuê dịch vụ và cung ứng dịch vụ (cộng tác viên). Ngoài ra trong hợp đồng còn có các nội dung:
- Điều khoản quy định người tham gia cộng tác viên phải thực hiện và chịu các quy chế.
- Quy định của công ty
Các quy định của pháp luật khi tham gia hợp đồng cộng tác viên
Khi làm hợp đồng, cần chú ý và có đầy đủ các nội dung sau đây:
Các điều khoản đi kèm:
Hợp đồng cộng tác viên được quy định là một văn bản pháp luật. Một hợp đồng sẽ bao gồm 3 điều khoản lớn.
- Điều khoản thứ 1: quy định về nghĩa vụ và quyền của các bên tham gia hợp đồng.
- Điều khoản thứ 2: Hình thức trả công cụ thể khi thực hiện hợp đồng.
- Điều khoản thứ 3: Các quy định và điều khoản cụ thể của pháp luật khi thực hiện và chấm dứt hợp đồng cộng tác viên.
Trong trường hợp bên thuê và cộng tác viên có yêu cầu bổ sung điều khoản vẫn có thể thêm vào hợp đồng theo đúng quy định. Các nội dung bổ sung này được gọi là phụ lục hợp đồng.
Quy định của pháp luật về hợp đồng cộng tác viên
Hợp đồng cộng tác viên phải tuân theo luật lao động Việt Nam được ban hành năm 2012 và nghị định 05/2015 CD-CP của chính phủ. Kèm theo đó là các quy định và hướng dẫn thực thi một số nội dung của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể như sau:
Hợp đồng cộng tác viên là một hợp đồng dịch vụ
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê cộng tác viên như sau:
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin và thiết bị cần thiết cho cộng tác viên nhằm phục vụ cho quá trình làm việc.
- Trả tiền đúng theo như thỏa thuận của hợp đồng, có quyền đưa ra yêu cầu cho cộng tác viên về lượng công việc, thời gian và chất lượng công việc.
- Nếu phía cộng tác viên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản tronghợp đồng,thì bên thuê cộng tác viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, bên thuê có thể đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ của bên cộng tác viên cũng được quy định như sau:
- Phải thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng về chất lượng, lượng công việc được giao. Không được tự ý thuê bên khác thực hiện thay khi chưa được bên thuê cộng tác viên đồng ý, bảo quản và giữ bí mật đối với các tài liệu được giao khi thực hiện công việc.
- Nếu làm hỏng, mất hay thất lạc tài liệu được giao phải bồi thường thiệt hại, được yêu cầu bên thuê cộng tác viên thanh toán tiền sau khi thực hiện xong công việc theo hợp đồng.
Hình thức thanh toán tiền cho cộng tác viên.
Bên thuê cộng tác viên thanh toán dựa trên thỏa thuận của cả 2 bên. Tuy nhiên nếu cả 2 bên chưa thỏa thuận, tiền sẽ được thanh toán dựa trên giá của thị trường trong thời điểm kết thúc hợp đồng. Nếu bên cộng tác viên không hoàn thành đủ lượng công việc như thảo thuận sẽ bị giảm tiền và bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các quy định của pháp luật trong việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng.
Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng đơn phương nếu cảm thấy thực hiện công việc không đem lại lợi ích cho mình. Tuy nhiên phải thông báo trước cho bên cộng tác viên.
Ngoài ra nếu bên cộng tác viên thực hiện sai các điều khoản, bên thuê cộng tác viên cũng có quyền chấm dứt và yêu cầu bồi thường hợp đồng. Bên cộng tác viên vẫn phải hoàn thành nốt phần việc được giao chưa hoàn thành sau khi đã chấm dứt hợp đồng.
Các nội dung quan trọng trong hợp đồng CTV
Pháp luật không đưa ra bất kỳ quy định nào về mẫu hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên vẫn có một số các nội dung không thể thiếu trong bản hợp đồng như:
- Địa chỉ và tên của bên thuê cộng tác viên hoặc tên của người đại diện pháp luật.
- Họ tên, thông tin cá nhân đầy đủ của cộng tác viên thực hiện công việc.
- Địa điểm thực hiện công việc.
- Thời gian thực hiện công việc và thời gian hiệu lực của hợp đồng.
- Chế độ lương thưởng, thời hạn và hình thức trả lương, các khoản phụ cấp và bổ sung khác (nếu có).
- Thời gian làm việc quy định, thời gian giải lao.
- Chế độ đào tạo nghiệp vụ cần thiết cho công việc.
- Các loại bảo hiểm xã hội và y tế.
Hợp đồng cộng tác viên là văn bản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của người làm thuê. Hiểu được điều này, Cung Ứng Lao Động Phát Đạt luôn soạn thảo nội dung hợp đồng với đầy đủ nội dung, điều khoản rõ ràng, đúng quy định pháp luật để người lao động yên tâm hơn trong quá trình làm việc.