Nghị định 44 an toàn lao động bao gồm các nội dung chi tiết về luật an toàn, vệ sinh lao động. Đây được xem là quy định pháp luật mới nhất liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động. Chi tiết nội dung nghị định 44 an toàn lao động sẽ được Nhân Lực Phát Đạt gửi tới trong bài viết dưới đây.

Tình hình cấp thiết khi ra đời nghị định 44 an toàn lao động

Cập nhật nội dung nghị định 44 an toàn lao động mới nhất - Nhân Lực Gia Bảo

Nghị định 44 an toàn lao động ban hành ngày 15/5/2016

Công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc luôn là vấn đề bức thiết, cần được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế công tác huấn luyện, trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng vẫn chưa thật sự được đầu tư đúng cách. Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức, văn hóa chung của doanh nghiệp, công động.

Đứng trước tình thế này, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Gọi tắt là nghị định 44 an toàn lao động)quy định về một số yếu tố bắt buộc trong an toàn vệ sinh lao động. Đây được xem là động thái góp phần thúc đẩy và nâng cao công tác an toàn vệ sinh trong các doanh nghiệp. 

Mục đích chính của sự đời này chính là giúp người lao động, người sử dụng lao động ý thức được tầm quan trọng và biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế, phòng tránh những yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc. Đồng thời hỗ trợ đưa ra phương án khắc phục tối ưu, giảm nhẹ nhất các tổn thất về sức khỏe con người, tài sản. 

Nội dung nghị định 44 an toàn lao động

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG, HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  2. Người huấn luyện cơ hữu là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
  3. Nhóm huấn luyện là nhóm các đối tượng huấn luyện có cùng đặc điểm chung về công việc, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và được phân loại theo quy định tại Nghị định này.

Chương II

HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Tổ chức là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, được phép cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  3. b) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. c) Có đủ tài liệu kỹ thuật về từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo quy trình kiểm định.
  5. d) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

đ) Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và đã trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tối thiểu 03 năm.

  1. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  3. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
  4. c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
  5. d) Danh mục tài liệu kỹ thuật;

đ) Tài liệu về kiểm định viên bao gồm:

– Bản sao Chứng chỉ kiểm định viên;

– Bản sao hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

  1. e) Tài liệu về người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định bao gồm:

– Bản sao bằng đại học;

– Văn bản chứng minh kinh nghiệm kiểm định.

  1. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận;
  3. b) Giấy chứng nhận đã được cấp;
  4. c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.
  5. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
  6. a) Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận đã được cấp;

– Tài liệu chứng minh thay đổi về điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

  1. b) Đối với Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị hỏng.

  1. Mẫu các thành phần hồ sơ tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
  3. a) Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với trường hợp gia hạn, ít nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn trong Giấy chứng nhận, tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

  1. b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục la ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn.
  2. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:

  1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
  2. Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ.
  3. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận.

Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên

  1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
  2. Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc;
  3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
  4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên

  1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
  3. a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
  4. b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
  5. c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
  6. d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
  7. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
  2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
  3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
  4. Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị;
  5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
  6. 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên

  1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  3. b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
  4. c) Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
  5. d) 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  6. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:
  7. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  8. b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
  9. c) Kết quả sát hạch trước khi cấp lại;
  10. d) Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  11. Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:
  12. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  13. b) Bản sao chứng chỉ kiểm định viên (nếu có) hoặc số hiệu kiểm định viên đã được cấp;
  14. c) 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  15. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:
  16. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  17. b) Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;

Kể từ khi Nghị định 44 an toàn lao động được quan hành, ý thức của người lao động, người sử dụng lao động không ngừng được nâng cao. Song song với đó, nhiều đơn vị đã chủ động đăng ký lớp huấn luyện của Nhân Lực Phát Đạt để cập nhật kiến thức, quy định mới cho công nhân viên cũng như biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc. 

Thông tin liên hệ

Nhân lực Phát Đạt