An toàn lao động là vấn đề đang được Chính phủ, người sử dụng lao động và cả người lao động đều quan tâm, chú ý. Việc ban hành nội quy an toàn lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các chủ sở hữu lao động. Hãy cùng Nhân Lực Phát Đạt tìm hiểu về những nội quy này qua bài viết dưới đây nhé.

Nội quy an toàn lao động là gì?

nội quy an toàn lao động

Nội quy an toàn lao động được quy định chi tiết, cụ thể nhằm đảm bảo người lao động thực hiện một cách nghiêm túc

An toàn lao động được xem là các quy định về điều kiện, phương tiện nhằm tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Nội quy an toàn lao động được hiểu là những điều lệ được quy định trong các văn bản do người có thẩm quyền sử dụng lao động ban hành trong những phạm vi nhất định. Đó chính là những quy tắc, nguyên tắc xử sự mà cả người sử dụng lẫn người lao động có quyền và nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện khi tham gia ký kết lao động. 

Nội quy này quy định cụ thể các nội dung phản ánh về các quyền và nghĩa vụ của người lao động, bao gồm kỷ luật lao động, cách xử lý tình huống rủi ro, trách nhiệm… Nó thể hiện tinh thần, trách nhiệm của chủ sở hữu lao động cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với bản thân và nơi họ làm việc.

Tại sao cần có nội quy an toàn lao động?

nội quy an toàn lao động

Nội quy quy định về những việc cần thiết để đảm bảo an toàn lao động

Nội quy an toàn lao động là một trong những căn cứ thể hiện trách nhiệm của người sở hữu lao động cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động. Những lý do mà một đơn vị cần có nội quy này là:

  • Nhằm đảm bảo tất cả những người lao động đều thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn lao động, cũng như nội quy mà chủ sở hữu lao động đưa ra.
  • Thể hiện tính kỷ luật, kỷ cương của một tổ chức sử dụng lao động, góp phần đảm bảo được tính nguyên tắc tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc đối với mọi người.
  • Việc đưa ra các nội quy về an toàn lao động đảm bảo về mặt thủ tục pháp lý đối với chủ sở hữu lao động khi có rủi ro nhất định do người lao động không tuân thủ.
  • Là cơ sở để chủ sở hữu lao động có đủ khả năng xử lý, buộc người lao động phải chịu những hình thức xử lý thích đáng vì không tuân thủ.
  • Khi có những vụ việc không may xảy ra, chủ sở hữu lao động sẽ không phải đối diện với pháp luật vì đã không ban hành nội quy quy định về an toàn lao động.

Ngoài ra, nội quy an toàn lao động là điều người lao động bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Nó chính là nghĩa vụ khi tham gia vào mối quan hệ xã hội. Khi người lao động đã nhận thức được rõ những quy định, chế tài về an toàn lao động, họ sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra, nâng cao sự tập trung khi làm việc. 3. 

Nội dung của nội quy an toàn lao động

nội quy an toàn lao động

Chủ sở hữu lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người lao động

Như chúng ta đã biết, việc đưa ra nội quy lao động thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao của các nhà sử dụng lao động. Trong đó, việc đưa ra nội dung của các quy định này phải dựa trên những cơ sở pháp lý, thực tiễn nhất định, nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất để thu lại những năng suất cao nhất có thể.

Nó phải tuân thủ pháp luật nhằm tránh những trường hợp vì mục đích kinh doanh mà đưa ra các quy định thiếu an toàn. Theo đó, người sử dụng lao động khi ban hành các quy định về an toàn lao động phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về sử dụng lao động và an toàn lao động.

Thông thường nội quy về an toàn lao động được ban hành cùng với các nội quy khác về lao động như nội quy về kỷ luật lao động, thời gian giờ giấc…. Vì vậy, trong nội quy lao động sẽ phản ánh rõ các quy định về an toàn lao động. Cụ thể là các quy định như:

Tự giác chấp hành đảm bảo an toàn lao động

Người lao động có trách nhiệm nắm, hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn khi tham gia lao động, làm việc tại môi trường nơi ban hành nội quy. Theo đó, người lao động phải tuân thủ các quy định về việc đảm bảo các điều kiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa các tai nạn, rủi ro có thể xảy ra.

Người lao động cũng phải đảm bảo các quy định về phòng chống cháy, nổ; chấp hành các biện pháp đảm bảo an toàn ngăn ngừa các nguy cơ bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải tuân thủ các quy định về sử dụng đồ bảo hộ và cách thức bảo quản nó một cách hợp lý.

Đối với những môi trường làm việc độc hại như trong phòng thí nghiệm, có nhiều hóa chất, vi khuẩn… người lao động phải tuân thủ quy định về tiêu độc, khử trùng… Đặc biệt, người lao động cũng cần phải tuân thủ các quy định an toàn về sử dụng máy móc, trang thiết bị… vừa tránh các tổn hại về vật chất vừa đảm bảo an toàn.

Theo thống kê từ việc điều tra xã hội học cho thấy, có tương đối nhiều các vụ tai nạn lao động xuất phát từ nguyên nhân người lao động chưa tuân thủ nghiêm túc quy định. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc của người lao động là vô cùng cần thiết.

Chính vì vậy, chủ sở hữu, sử dụng lao động phải ban hành các nội quy quy định một cách cụ thể, chi tiết những điều mà người lao động buộc phải tuân thủ. Mặt khác, cũng cần hướng dẫn để họ nắm, hiểu và thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động trong khi làm việc.

Chế tài xử lý hành vi vi phạm

nội quy an toàn lao động

Sau khi đã nắm rõ các quy định về an toàn người lao động sẽ tự tin và hoàn thành tốt mọi công việc

Hai là, bên cạnh việc ban hành quy định về an toàn lao động, việc đưa ra các chế tài nhằm xử lý các hành vi không tuân thủ các nội quy cũng rất cần thiết. Đây chính là cơ sở để chủ sở hữu đưa ra các hình thức kỷ luật, đánh vào các lợi ích vật chất, qua đó sẽ khiến người lao động tự giác tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. 

Tóm lại, nội quy an toàn lao động là một trong những quy định thể hiện tinh thần, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động. Mặt khác, nó cũng là giải pháp để người lao động tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được đặt ra. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ cung ứng lao động của Nhân Lực Phát Đạt hãy liên hệ nhé!

Thông tin liên hệ

Nhân lực Phát Đạt